dieu.gif (1453 bytes)   Các nhà văn, nhà thơ, những nhân vật có tên tuổi trong xã hội, trong văn chương bên cạnh những kiệt tác để đời còn có những giai thoại lý thú nói riêng về họ. Chính vì vậy, giai thoại văn học là một loại văn chương vừa có tính chất bác học, lại vừa có tính chất truyền miệng, mang trong cốt cách của nó nhiều nét dân tộc độc đáo đầy sức hấp dẫn.

   Vào thứ Bảy hàng tuần, chuyên "Giai thoại Văn học" của NetCodo xin giới thiệu với bạn đọc một số giai thoại chọn lọc bổ ích và thú vị.

   Mời bạn đọc cùng thưởng thức!

 

RÊU XANH MÁU đỏ.

      Thời Lê có Nguyễn Tuấn, quê ở xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc Hà nội) là người tính tình rất cương nghị. Không rõ ông sinh và mất năm nào, chỉ biết ông đỗ đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu, năm Hoằng Ðịnh thứ 14 (1613). Vào năm Vĩnh Tộ thứ I (1615) đời Lê Thần Tông, ông được cử đi sứ nhà Minh để dâng đồ lễ cống. Vua Minh vốn biết ông là người cứng rắn hay chữ, nhân muốn thử tài, bèn ra một vế đối như sau:

Ðồng trụ chỉ kim đài dĩ lục

Nghĩa là:

Cột đồng tới nay đã rêu xanh

      Câu này có ý châm chọc, muốn nhắc lại việc Mã Viện sang chinh phục nước ta và dựng cột đồng vào khoảng thế kỷ thứ nhất.

      Nguyễn Tuấn nghe xong, đối lại ngay:

Ðằng Giang tự cổ huyết do hồng

Nghĩa là:

Sông Ðằng từ xưa máu còn đỏ

          Ý MUỐN NHẮC LẠI HAI TRẬN CHIẾN THẮNG LỪNG LẪY TRÊN sông Bạch Ðằng: chiến thắng của Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán xâm lược vào năm 938, và chiến thắng của Trần Hưng Ðạo tiêu diệt toàn bộ binh thuyền xâm lược của quân Nguyên vào năm 1288.

     Vua Minh nghe rồi, có vẻ không bằng lòng; nhưng cũng phải khen là câu đối hay, lời văn chọi, ý tứ hùng hồn, đanh thép. Và sau đó, nhà Vua đã tiếp đãi đoàn sứ bộ Việt Nam rất hậu.

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

Scrolll.gif (2603 bytes)


Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn

Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn